Khảo sát hộ gia đình với quy mô 5000 mẫu tại Đồng bằng Sông Cửu Long
- Posted by indochinaresearch
- On March 3, 2024
Một cuộc khảo sát hộ gia đình quy mô lớn sẽ được Công ty TNHH Nghiên cứu Đông Dương (Việt Nam) thực hiện từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2024 để thu thập dữ liệu cập nhật về sinh kế của cộng đồng dân cư tại đồng bằng sông Cửu Long và quan điểm của họ về triển vọng kinh tế của khu vực.
Ngành thủy sản tại Đồng bằng Sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đánh bắt thủy hải sản quan trọng của Việt Nam, duy trì sinh kế của nhiều cư dân, đặc biệt là những người sống tại Cà Mau (38%), Kiên Giang (16%), Bạc Liêu (15%) và Sóc Trăng (8%) – những tỉnh chủ yếu phát triển hoạt động ngư nghiệp. (Tổng cục Thống kê, 2016).
Tuy vậy, khu vực này phải đối mặt với những thách thức về sinh thái xã hội phức tạp. Biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, đánh bắt quá mức và suy giảm nguồn lợi thủy sản là những vấn đề môi trường có tác động trực tiếp đến quần thể ngư dân. Ngoài ra, những thay đổi về môi trường này góp phần gây ra những khó khăn về kinh tế xã hội, chẳng hạn như tình trạng nghèo đói và di cư ở nông thôn, do người dân đi tìm kiếm những cơ hội ổn định hơn ở nơi khác. Những thách thức này không chỉ làm gián đoạn năng suất nông nghiệp và thủy sản mà còn có nguy cơ khiến các cộng đồng cư dân phải di dời và cản trở sự phát triền của nền kinh tế chung của khu vực.
Các hộ gia đình nông nghiệp tại khu vực
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa, với sự phong phú được tạo nên nhờ nhiều dân tộc sinh sống tại đây. Ở trung tâm của các cộng đồng nông nghiệp, người Kinh (người Việt) chiếm ưu thế, rơi vào 91,6% dân số, và đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế của khu vực. Xếp ngay sau đó là người Khmer, chiếm 7,9% dân số và đặc biệt phổ biến ở các tỉnh như Trà Vinh và Sóc Trăng. Sự hiện diện của họ giúp tăng thêm sự phong phú trong văn hóa của vùng đồng bằng.
Hiểu và đáp ứng các nhu cầu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đồng nghĩa với việc lắng nghe tất cả mọi người, kể cả các dân tộc thiểu số. Việc đảm bảo các kế hoạch và giải pháp bao hàm tất cả mọi người có thể giúp chúng ta xây dựng những chiến lược hiệu quả và công bằng cho toàn bộ cộng đồng. Phương pháp này là chìa khóa để vượt qua các thách thức của vùng đồng bằng và đảm bảo sự thịnh vượng.
Các hộ gia đình đánh bắt thủy hải sản tại khu vực
Theo dữ liệu của cuộc điều tra Nông thôn và Nông nghiệp năm 2016 từ Tổng cục Thống kê, Cà Mau có số lượng hộ nuôi trồng thủy sản cao nhất, đạt 156,182 hộ, và dẫn đầu về hoạt động nuôi trồng thủy sản trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, Kiên Giang lại đứng đầu khu vực với số lượng hộ ngư dân đánh cá đáng kể, lên đến 14,335 hộ.
Các hộ gia đình đánh cá ở Đồng bằng Sông Cửu Long đang sống dưới điều kiện xã hội-kinh tế khó khăn, trầm trọng hơn bởi sự suy thoái môi trường, trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập và lối sống của họ. Việc kiểm soát đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không quản lý (IUU) – bị cảnh cáo bởi Ủy ban Châu Âu – tạo ra thêm thách thức cho sinh kế của họ.
Để hiểu sâu hơn về điều kiện sống, quan điểm nghề nghiệp và triển vọng kinh tế của khu vực, Công ty Nghiên cứu Đông Dương (IRLVN) sẽ tiến hành một cuộc khảo sát hộ gia đình toàn diện với quy mô 5000 mẫu từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2024. Cuộc khảo sát này nhằm thu thập dữ liệu cập nhật về cuộc sống của cộng đồng Đồng bằng Sông Cửu Long và quan điểm của họ về triển vọng kinh tế của khu vực. Dự án được thực hiện nhằm phát triển các chiến lược hiệu quả để nâng cao đời sống của cư dân địa phương và bảo tồn tính toàn vẹn sinh thái của Đồng bằng Sông Cửu Long.
Nếu bạn quan tâm đến những nghiên cứu của chúng tôi, vui lòng truy cập https://indochina-research.com/news/https://indochina-research.com/news/
Please contact us for all your research projects in South East Asia
[email protected].
Indochina Research, Regional know-how you can trust!
0 Comments